Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người ''

Ngày 10 tháng 02 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 12:38 23/11/2015  

MỘT BUỔI CHIỀU CUỐI TUẦN Ý NGHĨA TẠI DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Học sinh tham gia buổi ngoại khóa

Vào một chiều thứ bảy đẹp trời cách đây ba tuần cô trò tổ ngoại ngữ chúng tôi có một buổi chiều cuối tuần thú vị với chuyến đi dã ngoại tham quan danh thắng Đại Nội Huế, và hôm nay trong tiết trời chuyển mùa với những cơn mưa chợt đến chợt đi, cô trò chúng tôi có một buổi chiều cuối tuần hết sức ý nghĩa mà không kém phần thú vị tại số nhà 112 Mai Thúc Loan (số mới 158)- di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây ông Nguyễn Sinh Huy, bà Hoàng Thị Loan cùng hai con Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống từ 1895 -1901.

        Vào một chiều thứ bảy đẹp trời cách đây ba tuần cô trò tổ ngoại ngữ chúng tôi có một buổi chiều cuối tuần thú vị với chuyến đi dã ngoại tham quan danh thắng Đại Nội Huế, và hôm nay trong tiết trời chuyển mùa với những cơn mưa chợt đến chợt đi, cô trò chúng tôi có một buổi chiều cuối tuần hết sức ý nghĩa mà không kém phần thú vị tại số nhà 112 Mai Thúc Loan (số mới 158)- di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây ông Nguyễn Sinh Huy, bà Hoàng Thị Loan cùng hai con Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung  (chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống từ 1895 -1901.

        Tham gia hoạt động ngoại khóa có cô Nguyễn Mỹ Lan Hương, tổ phó chuyên môn tổ Ngoại ngữ, các giáo viên Tiếng Anh và 50 học sinh tiêu biểu của khối 7. Sau khi làm lễ dâng hoa và thắp hương, cô trò chúng tôi được thuyết minh viên Tuyết Nhung giới thiệu về ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất từ năm 1895 đến năm 1901. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể sân vườn hoàn chỉnh, rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế; mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch, nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngoài ngôi nhà, di tích còn bảo lưu một số vật dụng sinh hoạt, khung cửi dệt vải bà Loan đã sử dụng những ngày cuối đời. Đây là nơi đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và trưởng thành của hai con Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đặc biệt ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10.2.1901). Ngôi nhà đã được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993.

       Sau khi nghe giới thiệu về di tích, thuyết minh viên Tuyết Nhung nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và phần giao lưu trả lời câu hỏi giữa học sinh và thuyết minh viên bằng Tiếng Anh. Cuộc trò chuyện sôi nổi, thú vị đã thu hút một gia đình người Mỹ dừng chân trò chuyện và giao lưu cùng các em. Với kiến thức ngôn ngữ và sự hiểu biết của mình các em đã trả lời nhiều câu hỏi và giành quà tặng từ thuyết minh viên và vị khách người Mỹ.

       Buổi đi thăm nhà lưu niệm Bác Hồ đã khép  sau một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau buổi học này  tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm, kịp thời nêu những ưu điểm, hạn chế cho các lần học sau. Học sinh có nhiệm vụ hoàn thành bài thu hoạch để giáo viên chấm điểm đánh giá và tính kết quả như một lần kiểm tra thường xuyên để khuyến khích học sinh. Các em không những được tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương mà các em còn có cơ hội, môi trường thực hành, giao tiếp giữa học sinh với thuyết minh viên Tiếng Anh, giữa học sinh với giáo viên, giữa các học sinh với nhau và với người nước ngoài. Qua đó góp phần cũng cố các kiến thức ngôn ngữ đã học đồng thời bồi dưỡng tính tích cực, chủ động, tự tin của học sinh, tạo nên phản xạ trong giao tiếp bằng tiếng Anh; phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong các tình huống giao tiếp khác nhau trong thực tế.

                                                                                Hoàng Chi

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI NGOẠI KHÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 396

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác