In trang

KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, Giáo viên THCS Năm học 2017 – 2018
Cập nhật lúc : 17:10 21/09/2017

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                   

Thuận Hòa, ngày 15  tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, Giáo viên THCS

Năm học 2017 – 2018

 
   

 

 

          Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban  hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS;

          Căn cứ công văn số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày 28/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các  năm tiếp theo;

Thực hiện kế hoạch số 2038/KH-SGDĐT-GDCN-TX ngày 24/08/2017 của sở GD&ĐT Thừa thiên Huế về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018;

         Trường THCS Trần Cao Vân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2017 - 2018 như sau:

I. Mục đích

1. Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở từng cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, phục vụ việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

2. Phát triển năng lực tự quản lý, tự học, tự bồi dưỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên;

3. Việc triển khai công tác BDTX  phải gắn liền với việc đánh giá GV, CBQL theo chuẩn để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục qua từng năm.

II. Đối tượng bồi dưỡng:

 Tất cả Cán bộ quản lý và Giáo viên trong nhà trường.

Những trường hợp được miễn: Các CBQL và GV sẽ nghỉ hưu trong năm học, hoặc bị ốm đau không đi lại được.

III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng thường xuyên:

120 tiết/năm học/cán bộ, giáo viên

1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.

           Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

          2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.

Bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

          3. Nội dung bồi dưỡng3: 60 tiết/năm học/giáo viên.

          a. Đối với giáo viên:

- THCS 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.

- THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

- THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.

- THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS.

     b. Đối với cán bộ quản lý.

- QLTrH 21: Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

- QLTrH 22: Phát triển đội ngũ giáo viên nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực.

- QLTrH 23: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

- QLTrH 24: Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS.

IV. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên:

1. Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên chủ yếu lấy việc tự học của người học là chính (tự nghiên cứu qua tài liệu, qua mạng Internet...),  kết hợp sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường.

2. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của GV trong học tập BDTX, tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

V. Tài liệu bồi dưỡng

- Nguồn tài liệu được cung cấp tại địa chỉ: http:/taphuan.moet.gov.vn

- Tự sưu tầm tài liệu ở sách, báo, mạng Internet

VI. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá

  1. 1.     Cách đánh giá kết quả BDTX: Trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX được thực hiện theo trình tự sau:

a) CBQL, GV chuẩn bị báo cáo theo từng nội dung bồi dưỡng ( Báo cáo nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các báo cáo về các modun thuộc nội dung bồi dưỡng 3). Mỗi báo cáo phải trình bày rõ hai phần:

Phần1: Phần nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).

Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).

Cuối mỗi báo cáo phải có phần tự nhận xét và đánh giá

b) Tổ hoặc nhóm chuyên môn tổ chức để CBQL, GV trình bày báo cáo trước tổ. Các thành viên trong tổ góp ý, nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của cá nhân.

Lưu ý:

- CBQL thuộc tổ chuyên môn nào thì được tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó.

- Điểm nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng của các thành viên trong tổ tham gia đánh giá. Nếu điểm đánh giá của CBQL, GV chênh lệch từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình cộng là không hợp lệ và lúc đó điểm đánh giá trung bình được xác định là trung bình cộng điểm đánh giá của các CBQL, GV còn lại.

 Ví dụ: Tổ bộ môn Lý của trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX các mã mô-đun 34, 35, 36, 37 cho một thành viên trong tổ. Tổ có 06 thành viên; một thành viên được đánh giá và 05 thành viên còn lại sẽ tham gia đánh giá.

 - Kết quả đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 8,0 cho mã mô-đun 34 đối với thành viên này thì điểm trung bình cộng sẽ là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0 + 8,0)/5 = 7,6

- Điểm đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 10,0 cho mã mô-đun 35; lúc đó, điểm đánh giá trung bình sẽ là 8,0. Như vậy, điểm trung bình của mô-đun 35 là không hợp lệ (vì có một điểm 10,0 trong đánh giá, chênh lệch 2,0 so với điểm trung bình); cho nên điểm mã mô-đun 35 của thành viên được đánh giá này sẽ được tính lại là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0)/4 = 7,5.

- Tương tự đối với các mã mô-đun còn lại.

2.Thang điểm đánh giá kết quả BDTX:

Cho điểm theo thang điểm từ 0,0 đến 10,0 (phần 1 tối đa 5,0 điểm; phần 2 tối đa 5,0 điểm) khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, từng mô-đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

3. Điểm trung bình kết quả BDTX:

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2+  điểm trung bình cộng của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3) :3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

Ví dụ: Một thành viên ở trường THCS có các cột điểm và ĐTB BDTX như sau:

Điểm ND1

Điểm ND1

Điểm nội dung 3

ĐTBBDTX

8,0

7,5

Môdun 34

Môdun 35

Môdun 36

Môdun 37

7,6

7,0

7,6

6,5

8,0

 

4. Xếp loại kết quả BDTX

4.1. Đối với CBQL các trường THCS xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu.

4.2. Đối với GV trường THCS tham gia học tập đủ các nội dung BDTX theo kế hoạch và có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên thì được công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX và được xếp loại cụ thể như sau:

  Loại Trung bình: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

Loại Khá: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

Loại Giỏi: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

* Các trường hợp khác được đánh giá là Không hoàn thành

Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức hàng năm và là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, CBQL, xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

5. Hồ sơ BDTX:

- Đối với cá nhân: Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch BDTX; các báo cáo theo từng mô đun.

 - Đối với tập thể: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.

 6. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

- Đơn vị lập báo cáo và tổng hợp đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, GV và đề nghị cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp cấp giấy chứng nhận.

- Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL, GV tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

VII.Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Trường

+ Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2017-2018 và báo cáo về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/9/2017.

+ Phê duyệt kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX đối với CBQL, GV của các tổ chuyên môn trong suốt năm học.

+ Hướng dẫn làm bài thu hoạch và tổ chức để các tổ chuyên môn đánh giá kết qủa BDTX của các GBQL và GV trong nhà trường.

+ Báo cáo kết quả BDTX năm học 2017-2018 về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/5/2018.

  1. 2.     Trách nhiệm của Hiệu trưởng

+ Hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của cán bộ quản lý giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; báo cáo kế hoạch BDTX của đơn vị về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/09/2017.

+ Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL, GV về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/5/2018

+ Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với cán bộ quản lý và giáo viên tham gia BDTX; đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.

  1. 3.     Trách nhiệm của CBQL, GV

+ Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2017-2018 trước 29/9/2017 đã được phê duyệt.

+ Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

VIII. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung công việc

Hình thức kiểm tra

Hình thức triển khai, người triển khai

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 ( 30 tiết)

Tháng

 8-9-10/2017

Bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

 

Viết bài thu hoạch

 

- Cán bộ TTBD Chính trị TP Huế; Cán bộ lãnh đạo Phòng GD TP Huế.

- BGH.

- Tự nghiên cứu các tài liệu liên quan

 

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1 ( 30 tiết)

Tháng

12/2017

 

Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

 

Viết bài thu hoạch

 

 

-Tự học

-Hội thảo toàn trường

-Trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, sinh hoạt cụmchuyên môn

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3 ( 60 tiết)

Tháng  01/2018

GV:

-THCS 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. (15 tiết)

- THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. ( 15 tiết)

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

 - QLTrH 21: Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục. ( 15 tiết)

- QLTrH 22: Phát triển đội ngũ giáo viên nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 02/2018

 

GV:

- THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS. ( 15 tiết)

- THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

- QLTrH 23: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục. ( 15 tiết)

- QLTrH 24: Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Hội thảo toàn trường

Tháng 3-4/2018

 

- GV đánh giá kết quả BDTX.

- Tổ chấm điểm các bài kiểm tra BDTX – Xếp loại BDTX.

- Báo cáo kết quả BDTX.

- Tổng hợp kết quả, báo cáo nhà trường.

- Nghiệm thu, đánh giá kết quả, lập hồ sơ đề nghị phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận, sơ - tổng kết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

 

 

IX. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

          1. Trách nhiệm của Ban Giám hiệu:

- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của  nhà trường;

- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của GV và các tổ chuyên môn;

- Hướng dẫn nội dung làm bài thu hoạch đến GV;

- Quản lí, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên và tổ chuyên môn;

- Nhà trường tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên (giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn);

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định;

- Tổng hợp kết quả xếp loại công tác BDTX giáo viên, báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2. Trách nhiệm của tổ, nhóm chuyên môn:

- Tổ chuyên môn có trách nhiệm đôn đốc GV xây dựng kế hoạch BDTX trong tổ để nộp lên lãnh đạo nhà trường trước ngày 29/9/2017;

            - Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên; đặc biệt tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra  đối với các giáo viên trong tổ;

- Tổ chức triển khai, đánh giá giáo viên, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với lãnh đạo nhà trường;

3. Trách nhiệm của giáo viên:

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của tổ chuyên môn và nhà trường;

- Báo cáo bằng văn bản (làm bài thu hoạch) kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ./. 

                          

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT;                   

- TTCM ( thực hiện);

          - Lưu: VT.

 HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Lan Phương

                                                          

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                   

Thuận Hòa, ngày 15  tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, Giáo viên THCS

Năm học 2017 – 2018

 
   

 

 

          Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban  hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS;

          Căn cứ công văn số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày 28/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các  năm tiếp theo;

Thực hiện kế hoạch số 2038/KH-SGDĐT-GDCN-TX ngày 24/08/2017 của sở GD&ĐT Thừa thiên Huế về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018;

         Trường THCS Trần Cao Vân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2017 - 2018 như sau:

I. Mục đích

1. Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở từng cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, phục vụ việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

2. Phát triển năng lực tự quản lý, tự học, tự bồi dưỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên;

3. Việc triển khai công tác BDTX  phải gắn liền với việc đánh giá GV, CBQL theo chuẩn để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục qua từng năm.

II. Đối tượng bồi dưỡng:

 Tất cả Cán bộ quản lý và Giáo viên trong nhà trường.

Những trường hợp được miễn: Các CBQL và GV sẽ nghỉ hưu trong năm học, hoặc bị ốm đau không đi lại được.

III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng thường xuyên:

120 tiết/năm học/cán bộ, giáo viên

1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.

           Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

          2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.

Bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

          3. Nội dung bồi dưỡng3: 60 tiết/năm học/giáo viên.

          a. Đối với giáo viên:

- THCS 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.

- THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

- THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.

- THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS.

     b. Đối với cán bộ quản lý.

- QLTrH 21: Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

- QLTrH 22: Phát triển đội ngũ giáo viên nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực.

- QLTrH 23: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

- QLTrH 24: Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS.

IV. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên:

1. Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên chủ yếu lấy việc tự học của người học là chính (tự nghiên cứu qua tài liệu, qua mạng Internet...),  kết hợp sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường.

2. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của GV trong học tập BDTX, tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

V. Tài liệu bồi dưỡng

- Nguồn tài liệu được cung cấp tại địa chỉ: http:/taphuan.moet.gov.vn

- Tự sưu tầm tài liệu ở sách, báo, mạng Internet

VI. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá

  1. 1.     Cách đánh giá kết quả BDTX: Trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX được thực hiện theo trình tự sau:

a) CBQL, GV chuẩn bị báo cáo theo từng nội dung bồi dưỡng ( Báo cáo nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các báo cáo về các modun thuộc nội dung bồi dưỡng 3). Mỗi báo cáo phải trình bày rõ hai phần:

Phần1: Phần nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).

Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).

Cuối mỗi báo cáo phải có phần tự nhận xét và đánh giá

b) Tổ hoặc nhóm chuyên môn tổ chức để CBQL, GV trình bày báo cáo trước tổ. Các thành viên trong tổ góp ý, nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của cá nhân.

Lưu ý:

- CBQL thuộc tổ chuyên môn nào thì được tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó.

- Điểm nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng của các thành viên trong tổ tham gia đánh giá. Nếu điểm đánh giá của CBQL, GV chênh lệch từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình cộng là không hợp lệ và lúc đó điểm đánh giá trung bình được xác định là trung bình cộng điểm đánh giá của các CBQL, GV còn lại.

 Ví dụ: Tổ bộ môn Lý của trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX các mã mô-đun 34, 35, 36, 37 cho một thành viên trong tổ. Tổ có 06 thành viên; một thành viên được đánh giá và 05 thành viên còn lại sẽ tham gia đánh giá.

 - Kết quả đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 8,0 cho mã mô-đun 34 đối với thành viên này thì điểm trung bình cộng sẽ là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0 + 8,0)/5 = 7,6

- Điểm đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 10,0 cho mã mô-đun 35; lúc đó, điểm đánh giá trung bình sẽ là 8,0. Như vậy, điểm trung bình của mô-đun 35 là không hợp lệ (vì có một điểm 10,0 trong đánh giá, chênh lệch 2,0 so với điểm trung bình); cho nên điểm mã mô-đun 35 của thành viên được đánh giá này sẽ được tính lại là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0)/4 = 7,5.

- Tương tự đối với các mã mô-đun còn lại.

2.Thang điểm đánh giá kết quả BDTX:

Cho điểm theo thang điểm từ 0,0 đến 10,0 (phần 1 tối đa 5,0 điểm; phần 2 tối đa 5,0 điểm) khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, từng mô-đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

3. Điểm trung bình kết quả BDTX:

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2+  điểm trung bình cộng của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3) :3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

Ví dụ: Một thành viên ở trường THCS có các cột điểm và ĐTB BDTX như sau:

Điểm ND1

Điểm ND1

Điểm nội dung 3

ĐTBBDTX

8,0

7,5

Môdun 34

Môdun 35

Môdun 36

Môdun 37

7,6

7,0

7,6

6,5

8,0

 

4. Xếp loại kết quả BDTX

4.1. Đối với CBQL các trường THCS xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu.

4.2. Đối với GV trường THCS tham gia học tập đủ các nội dung BDTX theo kế hoạch và có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên thì được công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX và được xếp loại cụ thể như sau:

  Loại Trung bình: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

Loại Khá: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

Loại Giỏi: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

* Các trường hợp khác được đánh giá là Không hoàn thành

Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức hàng năm và là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, CBQL, xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

5. Hồ sơ BDTX:

- Đối với cá nhân: Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch BDTX; các báo cáo theo từng mô đun.

 - Đối với tập thể: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.

 6. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

- Đơn vị lập báo cáo và tổng hợp đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, GV và đề nghị cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp cấp giấy chứng nhận.

- Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL, GV tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

VII.Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Trường

+ Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2017-2018 và báo cáo về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/9/2017.

+ Phê duyệt kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX đối với CBQL, GV của các tổ chuyên môn trong suốt năm học.

+ Hướng dẫn làm bài thu hoạch và tổ chức để các tổ chuyên môn đánh giá kết qủa BDTX của các GBQL và GV trong nhà trường.

+ Báo cáo kết quả BDTX năm học 2017-2018 về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/5/2018.

  1. 2.     Trách nhiệm của Hiệu trưởng

+ Hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của cán bộ quản lý giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; báo cáo kế hoạch BDTX của đơn vị về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/09/2017.

+ Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL, GV về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/5/2018

+ Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với cán bộ quản lý và giáo viên tham gia BDTX; đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.

  1. 3.     Trách nhiệm của CBQL, GV

+ Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2017-2018 trước 29/9/2017 đã được phê duyệt.

+ Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

VIII. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung công việc

Hình thức kiểm tra

Hình thức triển khai, người triển khai

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 ( 30 tiết)

Tháng

 8-9-10/2017

Bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

 

Viết bài thu hoạch

 

- Cán bộ TTBD Chính trị TP Huế; Cán bộ lãnh đạo Phòng GD TP Huế.

- BGH.

- Tự nghiên cứu các tài liệu liên quan

 

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1 ( 30 tiết)

Tháng

12/2017

 

Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

 

Viết bài thu hoạch

 

 

-Tự học

-Hội thảo toàn trường

-Trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, sinh hoạt cụmchuyên môn

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3 ( 60 tiết)

Tháng  01/2018

GV:

-THCS 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. (15 tiết)

- THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. ( 15 tiết)

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

 - QLTrH 21: Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục. ( 15 tiết)

- QLTrH 22: Phát triển đội ngũ giáo viên nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 02/2018

 

GV:

- THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS. ( 15 tiết)

- THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

- QLTrH 23: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục. ( 15 tiết)

- QLTrH 24: Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS. ( 15 tiết)

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Hội thảo toàn trường

Tháng 3-4/2018

 

- GV đánh giá kết quả BDTX.

- Tổ chấm điểm các bài kiểm tra BDTX – Xếp loại BDTX.

- Báo cáo kết quả BDTX.

- Tổng hợp kết quả, báo cáo nhà trường.

- Nghiệm thu, đánh giá kết quả, lập hồ sơ đề nghị phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận, sơ - tổng kết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

 

 

IX. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

          1. Trách nhiệm của Ban Giám hiệu:

- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của  nhà trường;

- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của GV và các tổ chuyên môn;

- Hướng dẫn nội dung làm bài thu hoạch đến GV;

- Quản lí, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên và tổ chuyên môn;

- Nhà trường tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên (giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn);

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định;

- Tổng hợp kết quả xếp loại công tác BDTX giáo viên, báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2. Trách nhiệm của tổ, nhóm chuyên môn:

- Tổ chuyên môn có trách nhiệm đôn đốc GV xây dựng kế hoạch BDTX trong tổ để nộp lên lãnh đạo nhà trường trước ngày 29/9/2017;

            - Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên; đặc biệt tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra  đối với các giáo viên trong tổ;

- Tổ chức triển khai, đánh giá giáo viên, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với lãnh đạo nhà trường;

3. Trách nhiệm của giáo viên:

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của tổ chuyên môn và nhà trường;

- Báo cáo bằng văn bản (làm bài thu hoạch) kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ./. 

                          

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT;                   

- TTCM ( thực hiện);

- Lưu: VT.

 HIỆU TRƯỞNG

( Đã ký)

 

 

 

Trần Lan Phương